Một lời khuyên chung cho những người dùng gia đình gặp vấn đề với vùng phủ sóng không dây là mua một repeater không dây, thường được gọi là extender hoặc booster. Đây là một thiết bị nhỏ có thể truyền tín hiệu WiFi đến các phần trong nhà, nơi có vùng phủ sóng kém hoặc không có tín hiệu.
WiFi repeater thường được coi là giải pháp nhanh chóng và rẻ tiền cho các vấn đề về vùng phủ sóng với mạng không dây. Nhưng rất có thể là một repeater không giải quyết được vấn đề và như vậy thật lãng phí tiền bạc.
Sau đây, Wifisukien sẽ cung cấp cho bạn 5 lý do chính đáng để tránh xa các repeater – và một số lời khuyên về những gì bạn có thể làm thay thế.
1. Repeater không dây thực sự không khuếch đại gì và có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn
Repeater không dây thực sự không khuếch đại gì
Một repeater thông thường sử dụng công suất của router theo cách giống như bất kỳ thứ gì khác kết nối với mạng không dây. Nó không phải là một điểm truy cập độc lập. Tín hiệu không thực sự được tăng cường hoặc khuếch đại, nó được lặp lại (do đó thiết bị có tên là repeater).
Điều rất quan trọng là bản thân repeater phải đạt được vùng phủ sóng tốt nhất có thể từ router nơi nó được đặt. Nếu repeater của bạn không có đủ vùng phủ sóng, nó có thể khiến cho toàn bộ mạng WiFi trở nên tồi tệ hơn.
2. Thiết lập amplifier không dây thường phức tạp
Repeater thường sẽ có tên mạng (SSID) và mật khẩu riêng, khác với SSID của router và bất kỳ amplifier nào khác trong nhà, không được đồng bộ tự động khi SSID của thiết bị khác được cập nhật.
3. Repeater không dây thường phức tạp khi sử dụng
Bởi vì mỗi repeater thường có SSID riêng, mọi người sử dụng mạng phải quan tâm đến nhiều tên mạng và mật khẩu, cũng như chọn thủ công để di chuyển từ mạng này sang mạng khác.
Trong một ngôi nhà lớn với nhiều repeater, sẽ có rất nhiều thứ cần theo dõi. Ví dụ, bạn có thể ngừng kết nối với repeater nếu kết nối trực tiếp với router sẽ mang lại cho bạn hiệu suất tốt hơn.
Mạng mesh có tính năng client steering, band steering và SSID chung là một lựa chọn tốt hơn nhiều, vì sau đó mạng sẽ tự động đảm bảo rằng mỗi thiết bị kết nối với điểm truy cập và băng tần mang lại hiệu suất tốt nhất. Người dùng không cần phải suy nghĩ về điểm truy cập mà mỗi kết nối đi đến.
4. Repeater chỉ có 1 radio sẽ làm giảm nửa công suất
Nếu repeater của bạn chỉ có một wireless radio (phần phát tín hiệu không dây trong thiết bị), nó thường ở băng tần 2.4GHz. Sau đó, repeater sẽ sử dụng một nửa thời gian để giao tiếp với các client không dây (PC, điện thoại di động và những thiết bị khác) và nửa thời gian còn lại để chuyển tiếp lưu lượng đến router.
Điều này có nghĩa là công suất sẽ giảm đi một nửa, vì vậy bạn chỉ có thể gửi một nửa lượng dữ liệu, nếu giao tiếp trực tiếp với điểm truy cập ở cùng tốc độ.
Loại repeater này cũng sẽ yêu cầu tất cả các client kết nối với băng tần 2.4GHz, xảy ra rất nhiều hiện tượng nhiễu. Do đó, các client mới hỗ trợ chuẩn 802.11ac và băng tần 5GHz không thể tận dụng công nghệ mới hơn này.
5. Repeater 2 radio vẫn cung cấp một nửa công suất trong nhiều tình huống
Phần lớn các WiFi repeater mới chỉ chuyển tiếp tín hiệu ở tần số chúng nhận được. Nghĩa là, nếu PC hoặc thiết bị không dây khác giao tiếp với amplifier bằng băng tần 2.4GHz, amplifier cũng sẽ giao tiếp với router trên 2.4GHz, ngay khi cả repeater và router đều hỗ trợ 5GHz.
Nếu repeater có thể giao tiếp với router trên băng tần 5GHz, nó sẽ đạt được nhiều dung lượng hơn và tiêu thụ ít thời gian phát sóng (airtime) hơn, đó là “thời gian đàm thoại” có sẵn trên mạng.
Nếu repeater giao tiếp với một thiết bị trên băng tần 5GHz, nhưng repeater lại không có đủ vùng phủ sóng từ router, nó cũng có thể trở thành một “quả táo cắn dở”. Sau đó, repeater tiêu thụ tất cả công suất và điều chỉnh hiệu suất cho tất cả các thiết bị khác trên mạng sử dụng 5GHz.
Repeater 2 radio vẫn cung cấp một nửa công suất trong nhiều tình huống, làm ảnh hưởng trải nghiệm duyệt web của bạn
Đó là lý do tại sao có thể bạn đang ngồi ngay bên cạnh router với một chiếc laptop mới tinh, mà vẫn thấy Netflix không thể load.