Những biến động của 2020 đã khiến những dự đoán về 2021 đảo chiều. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) vẫn sẽ là cách thức chủ yếu định hình lại cuộc sống. Tuy nhiên, xu hướng chính của 2021 lại là những công cụ giúp chúng ta thích nghi và tồn tại trong giai đoạn nhiều thay đổi này.
Không có xu hướng nào thích hợp hơn điện toán đám mây vào lúc này. Cloud chính là điểm tựa của hệ sinh thái công nghệ dựa trên ứng dụng và dữ liệu, rất quan trọng trong việc giúp chúng ta thích nghi với sự thay đổi này. Mọi thứ từ theo dõi tiếp xúc tới dịch vụ chuyển phát tận nhà, khám bệnh từ xa, và làm việc (hay giải trí) tại nhà đã được cách mạng hóa bởi các dịch vụ cloud.
Xuyên suốt 2021, chúng ta có thể trông chờ những thay đổi này tăng tốc khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các mô hình cloud, và sự vận chuyển thông tin từ trên cloud đến các thiết bị của chúng ta trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là 5 xu hướng mà sự thay đổi này có thể diễn ra trong năm 2021.
- Các phương pháp tiếp cận đa đám mây sẽ phá vỡ rào cản giữa các nhà cung cấp
Hiện tại, các nhà cung cấp public cloud lớn như – Amazon, Microsoft, Google, vv… sử dụng một dạng mô hình khép kín cho các dịch vụ mà họ cung cấp. Và tại sao không? Mô hình kinh doanh của họ là quảng bá nền tảng như một dạng cửa hàng tổng hợp, bao gồm cả cloud của một tổ chức, dữ liệu. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều lĩnh vực đang dịch chuyển dần qua môi trường hybrid hoặc đa đám mây, với yêu cầu cơ sở hạ tầng triển khai trên nhiều mô hình khác nhau.
Điều này nghĩa là nhu cầu các nhà cung cấp lớn tạo ra nhiều cầu nối giữa các nền tảng đang tăng cao. Tuy nhiên, hướng này là trái ngược với mô hình kinh doanh của họ, vốn dựa vào khả năng bán thêm dung lượng cloud lớn hơn cũng như các dịch vụ bổ sung khi số lượng khách hàng tăng lên. Nhưng nhu cầu trên không chỉ cho phép khách hàng tận dụng lợi thế của đa đám mây, mà còn có lợi cho các tổ chức đang cần chia sẻ dữ liệu và làm việc với đối tác trong chuỗi cung ứng, và ai biết được, chính các đối tác này đang dùng nhiều ứng dụng và tiêu chuẩn dữ liệu đa dạng. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp đang đổi mới từng ngày, tạo ra các dịch vụ giúp đơn giản hóa quá trình hoạt động giữa các nền tảng public cloud với nhau.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cải thiện tốc độ và hiệu quả của cloud
Đối với cloud, công nghệ có thích ứng với nhu cầu của chúng ta trong năm 2021 hay không thì nhân tố mấu chốt chính là AI. Các nền tảng dịch vụ dựa trên đám mây (cloud-based-as-a-service) cho phép người dùng với bất kỳ trình độ kỹ năng hay ngân sách nào cũng có thể tiếp cận với các chức năng như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ và công cụ đề xuất. Với sức mạnh của mình, cloud sẽ giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi lĩnh vực triển khai những bộ công cụ này rộng rãi hơn, từ đó tăng năng suất và hiệu quả.
Tác động của những thuật toán thông minh từ AI được cung cấp bởi các dịch vụ cloud sẽ rõ ràng nhất ở các ví dụ như xe tự vận hành, hạ tầng thành phố thông minh, kế hoạch ứng phó với đại dịch. AI cũng đóng vai trò lớn trong các quy trình hậu cần giúp cho các trung tâm dữ liệu luôn vận hành tốt. Thuật toán AI có khả năng theo dõi và quản lý các hệ thống làm mát, mạng lưới phần cứng và mức độ sử dụng điện năng trong các môi trường tinh vi và đắt tiền, nhằm tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu tác động đến môi trường. Nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tạo ra đột phá mới về tốc độ và hiệu năng của trung tâm dữ liệu.
- Các trò chơi sẽ được phân phối từ cloud nhiều hơn, giống như âm nhạc và phim ảnh
Amazon gần đây vừa mới gia nhập hàng ngũ của những gã khổng lồ công nghệ và các công ty khởi nghiệp trong việc cung cấp nền tảng riêng cho cloud gaming. Giống như stream nhạc và video, cloud gaming hứa hẹn sẽ cách mạng hóa việc sử dụng các phương tiện giải trí bằng cách cho phép truy cập tức thì vào các thư viện game rộng lớn với việc đăng ký hàng tháng. Trong năm 2020, các ông lớn công nghệ đã bắt đầu khởi động dịch vụ này. Mặc dù các máy Xbox và Playstation mới vẫn đang được phát triển, với giá khoảng 500 USD, các chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán rằng cái thời mà mọi người cứ vài năm phải bỏ ra vài trăm đô upgrade máy móc để chơi game “ngon” sắp qua rồi, vì thời đại sắp đến tới là của cloud gaming.
- Các giải pháp hybrid và on-premise cloud ngày càng phổ biến
Lựa chọn giữa các public, private hay hybrid cloud là khá khó khăn với một số tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi lựa chọn đều có những lợi thế và bất lợi riêng khi tính tới sự linh hoạt, hiệu suất và bảo mật. Nhưng khi hệ sinh thái cloud phát triển, nhiều doanh nghiệp nhận ra không có giải pháp nào là thật sự toàn diện. Môi trường hybrid hoặc multi-cloud, cho phép người dùng chọn các yếu tố riêng dựa trên những lựa chọn mà nhà cung cấp đưa ra, đã phổ biến hơn. Điều này buộc các nhà cung cấp bắt đầu đánh giá lại mô hình phân phối của mình.
Hiện tại, có vẻ như các ông lớn đã nhận ra nhu cầu về các nền tảng và cách tiếp cận khác nhau của các tổ chức: có thể sử dụng public cloud để cung cấp việc phân phối dữ liệu đồng thời lưu trữ và xử lý dữ liệu khách hàng và các thông tin được kiểm soát khác thông qua các giải pháp private hoặc on-premise. Nhu cầu về không gian cloud “bare metal” cũng sẽ ngày càng cao, nơi mà sức mạnh tính toán và lưu trữ thô đủ để các doanh nghiệp chỉ cần “nâng và chuyển” hệ thống hiện có của họ vào cloud mà không cần phải tinh chỉnh để chạy trên dịch vụ hoặc phần mềm được cài sẵn. Củng cố yêu cầu của người dùng là hết sức cần thiết, và sẽ là động lực thúc đẩy hướng phát triển của các dịch vụ cloud trong năm 2021.
- Sẽ có thêm nhiều người làm việc trên Virtual Cloud Desktop
Về cơ bản thì đây là nơi toàn bộ môi trường workstation của chúng ta được phân phối dưới dạng cloud service tới laptop hoặc là màn hình máy tính nơi chúng ta làm việc. Việc này có nghĩa là các tổ chức có thể tận dụng việc đăng ký theo giờ cho các nhân viên làm việc trên máy của họ, loại bỏ các chi phí cập nhật phần cứng và công nghệ dư thừa.
Mô hình điện toán này, đôi khi được gọi là desktop-as-a-service. Trên thực tế, mô hình có thể nâng cao hiệu suất của toàn bộ lực lượng lao động bằng cách đảm bảo rằng mọi người đều đang sử dụng công nghệ giống nhau và được cập nhật đầy đủ. Việc này cũng mang lại lợi ích bảo mật vì tất cả các thiết bị có thể được quản lý tập trung, thay cho việc phải đảm bảo rằng mọi người trên mạng phải tuân theo phương pháp tốt nhất. Khi có người gia nhập hoặc rời khỏi công ty, chi phí sẽ tăng hoặc giảm tương ứng theo số thời gian sử dụng platform. Sự linh hoạt này có nghĩa dịch vụ virtual cloud desktop sẽ trở nên vô cùng phổ biến trong nhiều năm tới.