Điện toán đám mây (điện toán máy chủ ảo) là mô hình điện toán cung cấp các tài nguyên máy tính như phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… thông qua internet cho người dùng. Chỉ cần có kết nối internet, người dùng có thể truy cập vào các tài nguyên trên đám mây mọi lúc mọi nơi. 

1. Các mô hình triển khai điện toán đám mây 

4 mô hình triển khai điện toán đám mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud, Public Cloud. 

1.1 Public Cloud

Đây là mô hình điện toán đám mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tất cả các dữ liệu trên đám mây sẽ được nhà cung cấp trực tiếp quản lý, bảo vệ. Người dùng sử dụng chung tài nguyên trên cùng một hệ thống cloud mà không bị giới hạn về không gian và thời gian. Nó phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí đầu tư thấp và không có yêu cầu quá cao về bảo mật dữ liệu.

1.2 Private Cloud

Private Cloud còn được gọi là đám mây riêng. Thông thường, nó được sử dụng với mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu cho các doanh nghiệp. Vì vậy, Private Cloud được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và bảo vệ cẩn thận bên trong tường lửa. 

Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng và quản lý dữ liệu. Với Private Cloud thông tin dữ liệu của công ty, doanh nghiệp được bảo mật tốt hơn. 

Mặc dù vậy, mô hình này cũng có những nhược điểm. Để xây dựng, duy trì hệ thống doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ mà chỉ có thể dùng trong nội bộ doanh nghiệp. 

1.3 Hybrid Cloud

Hybrid Cloud còn được gọi với tên gọi khác là điện toán đám mây lai. Nó là sự kết hợp giữa public cloud và private cloud. Đám mây lai có được đầy đủ các ưu điểm của hai mô hình trên đồng thời cũng khắc phục những nhược điểm của riêng từng mô hình. Dữ liệu sẽ được doanh nghiệp quản lý trực tiếp và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người dùng được phép sử dụng không giới hạn nhiều dịch vụ điện toán đám mây. Tương ứng với những điểm mạnh mà nó đem lại thì người dùng sẽ phải tốn chi phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng Hybrid Cloud.  

1.4 Community Cloud

Community Cloud hay điện toán đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm giúp các tổ chức, người dùng khác nhau (chung lĩnh vực hoạt động) có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu cho nhau. 

2. Các mô hình cung cấp điện toán đám mây 

3 mô hình cung cấp điện toán đám mây hiện nay là Infrasructure as a service (Iaas), Platform as a service (Paas) và Software as a service (Saas).

2.1 Infrasructure as a service (Iaas)

Infrasructure as a service (Iaas) – dịch vụ cơ sở hạ tầng là mô hình dịch vụ bạn phải trả tiền cho những gì sử dụng. Khách hàng sẽ trả tiền dựa trên chức năng và năng lượng tài nguyên mà mình dùng. 

Các nhà cung cấp bán các tài nguyên như server (máy chủ), thiết bị mạng, bộ nhớ, CPU, storage (không gian lưu trữ), máy tính,…tùy theo nhu cầu của khách hàng. Thay vì phục vụ người dùng cuối, Iaas được tạo ra với mục đích triển khai phần mềm cho các công ty, đơn vị phát hành web. 

2.2 Platform as a service (Paas) 

Platform as a service (Paas) – mô hình dịch vụ nền tảng cho phép triển khai các ứng dụng, website trên đám mây. Người dùng sẽ phát triển ứng dụng của mình dựa trên một nền tàng được cài đặt sẵn. Nhìn chung Paas khá giống với mô hình Iaas. Mặc dù vậy, nó cũng có các điểm khác biệt nhờ được trang bị thêm các công cụ phát triển doanh nghiệp thông minh (BI), middleware và nhiều tool khác. 

2.3 Software as a service (Saas) 

Software as a service (Saas – dịch vụ phần mềm) là mô hình cung cấp điện toán đám mây cao nhất hiện nay. Thông qua internet, người dùng cuối (end-user) có thể sử dụng được các ứng dụng dễ dàng, ngay lập tức trên nền tảng đám mây. 

Nhà cung cấp lưu trữ các phần mềm, ứng dụng trên server của họ, cho phép người dùng tải xuống và vô hiệu hóa khi hết hạn. 

Một số ví dụ điển hình cho Saas là Microsoft Office 365, OneDrive, Dropbox,…

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO

Dịch vụ thuê máy chủ Dịch vụ thuê cloud server
Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ Dịch vụ thuê tủ rack
0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] độ bạn có thể tải lên dữ liệu, chẳng hạn như khi bạn sao lưu file vào dịch vụ đám mây. Tốc độ upload thường chậm hơn tốc độ tải xuống và không được quảng […]