1. Cloud ERP là gì?
– Hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc với định nghĩa ERP – hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Thông thường, một hệ thống ERP truyền thống tích hợp nhiều phần mềm giúp quản lý tổng thể sẽ thu thập nguồn dữ liệu đưa vào cùng một máy chủ dữ liệu của mỗi doanh nghiệp. Muốn đảm bảo an toàn, doanh nghiệp cần đưa song song dữ liệu vào máy chủ dữ liệu dự phòng. Những máy chủ dữ liệu sẽ có các nhân viên kỹ thuật chuyên cập nhật và bảo trì, đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn.
– Giống với ERP truyền thống ở chỗ đều cùng là hệ thống ERP với các phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp tổng thể. Cloud ERP tiên tiến và đặc biệt hơn vì ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu. Cloud ERP không dựa trên cơ sở hạ tầng máy chủ của doanh nghiệp như ERP truyền thống mà dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Tức là toàn bộ các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ không cần đến máy chủ dữ liệu như trước kia mà chỉ cần truy cập và tìm kiếm, sử dụng dữ liệu theo nhu cầu.
– Không phải bỗng dưng mà Cloud ERP được sử dụng rộng rãi và hầu như thay thế toàn bộ phần mềm ERP truyền thống. Ngoài các lợi ích mà nó mang lại, người tiêu dùng và doanh nghiệp 4.0 đều hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ đám mây áp dụng vào doanh nghiệp. Cloud ERP dần thay thế ERP truyền thống bởi các bộ phận cồng kềnh đều được thay thế bằng lưu trữ đám mây. Dữ liệu sẽ được cập nhật và sao lưu theo thời gian thực một cách nhanh chóng, không cần đến nhân viên để thực hiện các công việc này. Chi phí lắp đặt, bảo trì,…cũng từ đó giảm đi rất nhiều.
– Điện toán đám mây được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi tính đa năng, di động mà nó mang lại. Với ERP đám mây, người dùng có thể tìm kiếm, truy xuất, sử dụng dữ liệu ở bất cứ đâu trên nền tảng web. Cũng nhờ thế mà điện toán đám mây thích hợp hơn đối với doanh nghiệp 4.0. Thậm chí trong cuộc sống, ứng dụng đám mây cũng được sử dụng để lưu trữ dữ liệu thay thế cho các thiết bị lưu trữ như USB, thẻ nhớ,…hạn chế được vấn đề mất dữ liệu.
2. Top phần mềm ERP trên Cloud tốt nhất hiện nay
– Phần mềm Oracle:+ Oracle là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất phần mềm. Ngoài các sản phẩm như phần cứng, phần mềm, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle, công ty còn có các phần mềm quản lý doanh nghiệp như ERP, CRM,…các hệ thống máy chủ, lưu trữ.
+ Trong đó, Oracle ERP ứng dụng công nghệ điện toán đám mây được tập đoàn Oracle cho ra mắt vào năm 2012. Phần mềm ERP của Oracle hỗ trợ quản lý dự án, quản lý mua hàng, quản lý tài chính, kế toán và quản lý sản xuất. Phần mềm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý tổng thể mà mọi doanh nghiệp cần.
Với Oracle ERP, nhà quản trị có thể kiểm soát được doanh nghiệp và nâng cao tầm nhìn toàn diện đồng thời giảm chi phí hoạt động, nâng cao mức dịch vụ khách hàng, từ đó mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Tuy nhiên, mức phí và quy mô của Oracle lại không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Và dù cho có áp dụng vào các doanh nghiệp qua bản Việt hóa, những phần mềm nước ngoài như Oracle vẫn không thể hoàn toàn phù hợp với quy chuẩn của kinh tế Việt Nam.
– SAP ERP:
+ SAP ERP cung cấp các giải pháp tài chính và kế toán cùng các module bán hàng và CRM, chuỗi cung ứng và quản lý nhân sự, mua sắm và đặt hàng để giải quyết các khía cạnh của doanh nghiệp từ một bảng dashboard duy nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn phải tuân theo các quy định khác nhau của từng khu vực, SAP ERP sẽ đảm bảo các quy trình kế toán hoặc sản xuất của doanh nghiệp không vi phạm luật của chính phủ vì việc vi phạm các điều luật này có thể sẽ gây rủi ro tài chính lớn cho doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp muốn thay đổi cần phải có kế hoạch cụ thể. Một trong những cách tốt nhất để lập kế hoạch triển khai ERP là bắt đầu với nền tảng ERP được đánh giá hàng đầu hiện nay, điển hình như NetSuite ERP. Đây là một giải pháp hoàn chỉnh với các tính năng mạnh mẽ và dễ sử dụng với các công cụ từ hợp nhất đến phân tích. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng kết hợp nền tảng NetSuite ERP với các hệ thống khác. Hãy đảm bảo rằng phần mềm ERP bạn đã chọn sẽ phù hợp với nền tảng số và văn hóa hiện tại của doanh nghiệp!
– Phần mềm Odoo
+ Là phần mềm Cloud ERP kết hợp với mã nguồn mở, Odoo là một trong những giải pháp đa dạng và phù hợp với rất nhiều mô hình, ngành nghề của doanh nghiệp. Phần mềm tích hợp CRM, tạo trang web, quản lý tài chính, email,…và đặc biệt là tùy chọn chỉnh sửa theo nhu cầu của người dùng.
+ Odoo có giao diện thân thiện, hiện đại, không yêu cầu trang bị một ổ cứng mạnh hay máy chủ dữ liệu lớn để lưu trữ vì công nghệ điện toán đám mây có thể giải quyết vấn đề này. Với Odoo, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn. Quy trình triển khai nhanh và các dịch vụ chuyên nghiệp góp phần khiến Odoo là một trong những phần mềm được sử dụng nhiều nhất với 5 triệu người dùng trên toàn thế giới.
+ Tuy nhiên, giống với Oracle, Odoo cũng là một phần mềm nước ngoài và đã được Việt hóa. Mức chi phí cho phần mềm, triển khai, đào tạo,…không phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù được Việt hóa bởi chính đội ngũ Odoo, phần mềm vẫn khó mà ăn khớp được với các tiêu chuẩn trong doanh nghiệp Việt Nam như các phần mềm nội địa.