Ngày càng nhiều các tổ chức doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn về dịch vụ Cloud backup,những lợi ích, hạn chế mà bạn cần phải nắm rõ trước khi sử dụng dịch vụ.

– Cloud backup là gì?

Cloud backup –  Sao lưu đám mây hay còn gọi là backup online – sao lưu trực tuyến, là một phương án sao lưu dữ liệu bao gồm việc gửi các bản sao dữ liệu qua mạng độc quyền hoặc mạng công cộng đến một máy chủ bên ngoài công ty. Máy chủ này thường được sở hữu bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và họ sẽ tính phí backup cho khách hàng dựa trên các tiêu chí về dung lượng, băng thông và số lượng người sử dụng. Trong doanh nghiệp, máy chủ bên ngoài có thể thuộc sở hữu của công ty, nhưng phương thức thanh toán bồi hoàn sẽ được thực hiện tương tự.

Cloud backup

Việc sao lưu dữ liệu đám mây – cloud backup có thể giúp tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu cho một tổ chức mà không làm tăng khối lượng công việc trên các nhân viên công nghệ thông tin của tổ chức đó.

– Hoạt động của Cloud backup

Trong quá trình backup, dữ liệu sẽ được sao lưu (copy) và lưu trữ trên các phương tiên khác nhau hoặc các kho lưu trữ khác nhau phục vụ cho mục đích dễ dàng truy cập vào các dữ liệu đó trong các tình huống cần phục hồi dữ liệu. Rất nhiều tổ chức sử dụng cloud backup cho mục đích này.

– Các trường hợp cloud backup phổ biến

Sao lưu trực tiếp lên đám mây công cộng:

Phương pháp này bao gồm việc ghi dữ liệu trực tiếp lên cơ sở hạ tầng đám mây của các nhà cung cấp.

Sao lưu trên dịch cụ của nhà cung cấp:

Khách hàng ghi dữ liệu lên dịch vụ đám mây của nhà cung cấp với các dịch vụ sao lưu trong trung tâm dữ liệu được họ quản lý.

Sao lưu Cloud – đến – Cloud

Đối với các dữ liệu trong đám mây ở mô hình phần mềm như một dịch vụ (SaaS – Software as a service), quá trình sẽ sao chép dữ liệu sang một đám mây khác.

Khi một tổ chức hoặc doanh nghiệp bắt đầu sử dụng dịch vụ cloud backup, bản sao lưu đầu tiên có thể mất đến vài ngày để hoàn tất việc tải lên qua mạng tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu được truyền nhiều hay ít.

Một kỹ thuật được gọi là cloud seeding cho phép nhà cung cấp cloud backup gửi một thiết bị lưu trữ, chẳng hạn như ổ đĩa hoặc hộp băng đến khách hàng để họ lưu dữ liệu cục bộ trên đó và gửi thiết bị trở lại nhà cung cấp. Nhờ vậy mà loại bỏ được thao tác gửi dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp cloud backup. Sau khi đã bản sao đầu tiên, chỉ có những dữ liệu đã cập nhật mới được sao lưu trên mạng.

– khôi phục dữ liệu như thế nào?

Hệ thống sao lưu trực tuyến thường được thiết lập bao quanh ứng dụng phần mềm của khách hàng và được thực hiện theo lịch đã thiết lập dựa trên mức độ của dịch vụ giao dịch. Ví dụ: nếu khách hàng đã ký hợp đồng để sao lưu hàng ngày, ứng dụng sẽ thu thập, nén, mã hóa và truyền dữ liệu đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây cứ 24 giờ một lần.

Để giảm thiểu khối lượng tiêu thụ băng thông và thời gian chuyển giao dữ liệu, các nhà cung cấp có thể chỉ cung cấp các bản sao lưu lũy tiến sau khi đã hoàn tất sao lưu ban đầu. Dịch vụ cloud backup thường bao gồm cả phần mềm và phần cứng cần thiết để bảo vệ dữ liệu của tổ chức, bao gồm cả các ứng dụng cho Exchange và SQL Server.

Các thanh toán hầu hết được thực hiện theo tháng hoặc theo năm. Các dịch vụ online back up ban đầu chủ yếu được các khách thuê bao và văn phòng sử dụng, tuy nhiên, hiện nay nó đang được sử dụng bởi rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) và cả các doanh nghiệp lớn hơn vơi mục đích sao lưu một số dạng dữ liệu nhất định. Đối với các công ty lớn hơn, sao lưu dữ liệu đám mây có thể đóng vai trò như một dạng sao lưu bổ sung.

– Cloud backup có những lợi ích và hạn chế gì?

Lợi ích của cloud backup

Nếu khối lượng dữ liệu là không nhiều, có thể sẽ có các mức giảm phí. Một số nhà cung cấp có thể đưa ra các mức phí cloud backup free cho 1 số dung lượng nhất định.

Một ưu điểm vượt trội của lưu trữ đám mây là nó có thể mở rộng. Các hệ dữ liệu khi phát triển lớn lên cũng dễ dàng được sao lưu trên đám mây.

Quản lý cloud backup thường đơn giản hơn, vì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhiệm đa dạng nhiệm vụ được yêu cầu với các hình thức sao lưu khác nhau.

 

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments