Virtual Desktop Infrastructure (VDI) Là Gì?
VDI là giải pháp về ảo hóa hạ tầng máy tính, tất cả các máy tính trong hệ thống VDI của công ty đều là máy ảo (VM – Virtual Machine).
Để sử dụng được máy ảo này, người dùng cần một thiết bị có thể truy cập vào gọi là thiết bị đầu cuối (client). Client truy cập và kết nối với máy chủ thông qua giao thức remote desktop sử dụng mạng LAN, WAN, 3G.
VDI là xu thế cũng như giải pháp có thể tối ưu nguồn nhân lực, tài nguyên và chi phí cho các khối doanh nghiệp, cơ quan, trường học,..
Các lợi ích khi sử dụng VDI
- Tính ổn định, bảo mật và quản lý tập trung cao:
- Giải pháp VDI có chức năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu tập trung tại một hệ thống lưu trữ. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định, cũng như tính sẵn sàng và độ bảo mật cao.
- Người sử dụng dễ dàng truy cập máy ảo vào bất kỳ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu nhưng nó vẫn không làm giảm tính bảo mật của hệ thống. Để làm được tính năng này, VDI có cơ chế xác thực người dùng.
- Chính sách, cơ chế bảo mật và backup dữ liệu được tập trung thông qua một bộ phận quản trị hệ thống trung tâm.
- Giải pháp VDI có tính năng cho phép triển khai thực hiện công tác phòng chống virus tập trung từ máy chủ trung tâm. Nhờ thế, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể an tâm rằng tất cả dữ liệu đã được bảo vệ tuyệt đối, tránh được các sự tấn công của mã độc.
- Tận dụng nhiều tính năng ưu việt của cơ sở hạ tầng ảo hóa là duy trì sự sẵn sàng 24/7 với downtime 0%, ngay cả khi có nhu cầu bảo dưỡng hay nâng cấp hệ thống.
- Tính linh hoạt cao trong triển khai và ứng dụng:
- Hệ thống máy trạm ảo được cấp phát nhanh chóng, linh hoạt nguồn tài nguyên (bao gồm máy trạm, hệ thống networking, bảo mật) theo nhu cầu sử dụng thực tế của tất cả người dùng.
- Cho phép cung cấp nhiều mô hình triển khai dịch vụ cũng như sự bảo mật tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của cá nhân hay doanh nghiệp.
- Dễ dàng tương tác với máy trạm dù người dùng ở bất cứ vị trí nào và sử dụng bất kỳ thiết bị đầu cuối nào.
- Tăng vòng đời thiết bị, giảm tối đa chi phí
- Đặc điểm của giải pháp VDI là dễ dàng mở rộng hạ tầng trung tâm. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thu hẹp tài nguyên hay thay thế phần mềm liên tục theo nhu cầu sử dụng thực tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu chi phí và tăng hiệu quả sử dụng
- Tận dụng được nền tảng công nghệ đám mây nhằm tăng hiệu suất toàn hệ thống và sử dụng tối đa năng lực của nó. Nhờ thế, doanh nghiệp giảm đáng kể sự lãng phí nguồn lực.
- Giúp tăng vòng đời của thiết bị đầu cuối. Đối với hệ thống máy tính truyền thống thì vòng đời dao động 3 – 4 năm. Trong khi đó, thiết bị đầu cuối chuyên dụng như zero hay thin client có vòng đời từ 4 – 6 năm nhờ phần cứng không bị thay đổi nhiều.
- Doanh nghiệp dễ dàng tận dụng tối đa hệ thống 24/7, phù hợp cho môi trường làm việc theo ca.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua bản quyền của phần mềm.
- Dễ dàng trong việc quản trị
- Giải pháp VDI mang lại hình thức quản trị tập trung, giúp người quản lý dễ vận hành và xử lý sự cố. Bên cạnh đó, chỉ cần một người quản trị website cũng có thể quản lý toàn bộ hệ thống và xử lý từ xa đến 95%.
- Có tính năng triển khai nhanh theo yêu cầu. Theo đó, chỉ cần vài click chuột thì bạn đã dễ dàng xây dựng được không gian làm việc cho user mới.
- VDI có tính linh hoạt cao, thuận tiện trong việc mở rộng hay nâng cấp hệ thống các máy trạm ảo tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Tối ưu hiệu suất, giảm chi phí
- Có chức năng cho phép chia sẻ tài nguyên theo cơ chế cấp phát khi cần.
- Khả năng dự phòng và độ sẵn sàng cao.
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư ban đầu như giảm số lượng máy chủ vật lý, thiết bị đầu cuối Thin và Zero client có kinh phí thấp hơn nhiều so với máy tính truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí quản lý. Thống kê cho thấy, một nhân viên IT trung bình có thể quản lý khoảng 100 máy vật lý. Trong khi đó, với VDI thì một nhân viên IT sẽ dễ dàng quản lý đến 500 máy ảo. Như vậy, doanh nghiệp giảm được chi phí nhân sự cũng như bảo trì hệ thống định kỳ hàng năm.
- Tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng. Do giảm số lượng máy chủ nên điện năng tiêu thụ cho server hoạt động và điện năng để làm mát hệ thống cũng giảm tương ứng. Đồng thời, các thiết bị đầu cuối Thin, Zero client cũng tiêu thụ ít điện hơn máy tính thông thường.
- Tiết kiệm tài nguyên hệ thống, tránh tối đa sự lãng phí. Nhờ Golden/Master Image giúp tận dụng khả năng ảo hóa, tiết kiệm không gian lưu trữ, kết hợp với cơ thế Thin Provisioning có công dụng phân phối đủ lượng tài nguyên cần dùng nên tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Các thành phần triển khai giải pháp VDI
Hệ thống máy chủ
- Máy chủ của giải pháp VDI tập trung vào sức mạnh xử lý tính toán và đồ họa, vì vậy cần đòi hỏi cao về các thành phần như CPU, RAM, HDD, VGA.
- Hiện nay, giải pháp về phần cứng cho VDI phải kể đến các tên tuổi lớn trong lĩnh vực máy chủ, đồ họa như HP, DELL, LENOVO,..
Hệ thống lưu trữ
- Việc lưu trữ tập trung cho các máy trạm ảo hóa đòi hỏi cần phải có hệ thống lưu trữ ổn định và an toàn. Hệ thống lưu trữ trong giải pháp VDI gọi là VSAN, VSAN mang đến sự đơn giản hóa, linh hoạt trong việc chia sẻ các phần vùng của hệ thống, giúp cho hệ thống VDI hoạt động ổn định, vững bền và tăng cường tính sẵn sàng cho việc mở rộng dung lượng lưu trữ.
Hệ thống phần mềm
- Để quản lý, triển khai, cấp phát, thu hồi các máy trạm và thực thi các chính sách trong quá trình sử dụng của người dùng, đòi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm chuyên dùng cho giải pháp ảo hóa.
- Các nhà cung cấp phần mềm cho giải pháp VDI lớn hiện nay là: VMWare, Microsoft, Citrix, Oracle… Mỗi hãng đều có mỗi thế mạnh riêng, tuy nhiên thông thường sẽ gồm có những tính năng như:
- Xác thực người dùng
- Quản lý, cấp phát các máy trạm ảo hóa một cách nhanh chóng
- Chia sẻ nhóm các máy trạm cho một nhóm người dùng
- Thu hồi các máy trạm đã cấp.
Việc lựa chọn nền tảng phần mềm nào cho giải pháp VDI tùy thuộc và khả năng sử dụng của người quản trị. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm ảo hóa.
Thiết bị đầu cuối
- Client có thể là một PC, laptop, smartphone, tablet hoặc một thiết bị client chuyên dụng cho giải pháp VDI (thin client, thin client compact, zero client…).
- Thiết bị đầu cuối (client) là các thiết bị được cài đặt phần mềm ảo hóa chuyên dụng để truy cập và hiển thị màn hình của các máy trạm ảo đã được cấp phát.
- Chức năng chính là hiển thị màn hình và tương tác thông qua mouse, keyboard, nên yêu cầu về cấu hình của client thường không cao, giúp giảm được chi phí triển khai sau này.
- Bên cạnh thiết bị chuyên dụng cho giải pháp ảo hóa là Thin Client, Zero Client thì người dùng cũng có thể truy cập vào máy ảo bằng PC, laptop, smartphone, tablet.
Giải pháp VDI phù hợp với doanh nghiệp nào?
- Trung tâm hỗ trợ khách hàng, làm việc theo ca: Việc áp dụng hệ thống này sẽ giúp tối ưu hiệu suất hệ thống 24/7, giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu.
- Trường học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu.
- Ngân hàng và tài chính
- Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, quy mô lớn
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO CUNG CẤP DỊCH VỤ:
Dịch vụ bảo trì mạng doanh nghiệp | Thi công mạng LAN – Quang |
Thi công tổng đài điện thoại | Giải pháp Wifi sự kiện |
Lắp đặt hội nghị truyền hình | Thi công wifi diện rộng |
Dịch vụ IDC | Dịch vụ bảo trì hạ tầng mạng |
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
- Số điện thoại: (0243).8259.888 hoặc hotline: 0911.471.191
- Email: truongpv@viettelco.com.vn