1. RAM là gì.
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.
Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống của bạn nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng (Windows 32bit hoặc 64bit). Nếu như bạn đang sử dụng phiên bản 32bit thì chỉ hỗ trợ tối đa là 3.4GB mà thôi.
RAM là nơi mà hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ ổ cứng (HDD), một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc giữ liệu trực tiếp từ RAM, thời gian truy xuất RAM được tính bằng nano giây trong khi đó thời gian truy xuất HDD được tính bằng mili giây).
2. Lý do máy tính cần RAM
Bất cứ khi nào bạn chạy một chương trình (chẳng hạn như hệ điều hành, hay các ứng dụng) hoặc mở một tập tin (chẳng hạn như video, hình ảnh, nhạc, tài liệu…), nó sẽ được load tạm thời từ ổ đĩa cứng vào RAM của bạn. Sau khi được load vào RAM, bạn có thể truy cập chương trình, tập tin một cách dễ dàng và ram là tâm điểm để bạn lựa chọn windows cho phù hợp.
Nếu RAM bị hết, hệ điều hành của bạn sẽ bắt đầu “dump” một số chương trình mở và các tập tin thành paging file. Nếu paging file được lưu trữ quá nhiều sẽ khiến ổ đĩa cứng của bạn ngày một chậm dần. Do đó thay vì chạy mọi thứ trên RAM, một phần sẽ được truy cập từ ổ đĩa cứng.
Nói tóm lại, bạn có thể hiểu nôm na RAM là nơi mà máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để sau đó chuyển vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn. RAM là loại bộ nhớ không thể thay đổi nên dữ liệu lưu trong nó sẽ biến mất khi bạn tắt máy tính.
3. Cách xem máy tính đang bị thiếu RAM.
Một khi máy tính thiếu RAM sẽ gây ra tình trạng đơ, giật, lag rất khó chịu khi sử dụng. Để biết được chính xác là máy tính có thiếu ram hay không thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc Ctrl + Shift + ESC để vào Task Manager.
Như ví dụ trong hình dưới, bạn để ý đến phần Memory. Máy tính của mình có dung lượng RAM là 8GB và đang sử dụng 3.7 GB tức là đã dùng hết 40% RAM. Với dung lượng 8GB là dung lượng mình đã nâng cấp ram sử dụng tác vụ sẽ mượt hơn khi dùng 4GB ram.
4. Các bước nâng cấp RAM
Sử dụng phần mềm CPU-Z và nếu không có thì hãy vào link để dưới bài viết này để tải CPU-Z.
+ Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xem máy tính của bạn có bao nhiêu khe cắm RAM. Thường máy tính đời mới hiện nay hỗ trợ nhiều khe cắm RAM để hỗ trợ việc nâng cấp và sử dụng được nhiều Ram hơn.
+ Bước 2: Loại RAM bạn đang sử dụng là loại RAM nào? (SDR, DDR, DDR 2, DDR 3….). Để nâng cấp thì bạn cần mua loại RAM tương ứng, và mỗi loại ram thì lại có số chân cắm khác nhau để chúng ta dễ dàng phân biệt và không bị nhầm lẫn.
Ví dụ ở như hình dưới: Ram hiện tại của mình là DDR3 và Bus 1500
Và để xem máy tính bạn có bao nhiêu khe cắm RAM thì sang mục SPD.
Bạn không thể cắm thanh loại DDR vào khe cắm DDR2 hay DDR3 và không thể cắm loại DDR2 vào khe cắm DDR và DDR3, cũng không thể cắm loại RAM DDR3 vào khe cắm RAM DDR hay DDR2 được nghĩa là mỗi khe để cắm RAM chỉ cắm được một loại bộ nhớ duy nhất để gắn vào.
+ Bước 3: Khi ta gắn các thanh RAM vào khe thì các thanh RAM bạn nên chọn cùng bus với nhau.
Nếu khác bus thì sẽ không tận dụng được tối đa RAM và sẽ lãng phí tiền của khi nâng cấp. Khi bạn sử dụng 2 thanh Ram trên một máy tính mà khác Bus thì máy tính chỉ sử dụng Bus nhỏ hơn.
Hiểu thêm về BUS RAM: Bus của RAM là tần số hoạt động của RAM (tính theo MHz). Bus RAM càng lớn thì tốc độ hệ thống càng được cải thiện, thời gian truyền tải dữ liệu với CPU được rút ngắn và ngược lại.
Hoặc nếu như bạn đã tháo Ram máy tính ra rồi thì có thể xem thông số trực tiếp trên thanh Ram, ví dụ như hình dưới:
Link download CPU-Z: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html