Nhìn chung tường lửa có chức năng là ngăn chặn các mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống mạng. Tuy nhiên tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Để có thể lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình, hãy đọc tiếp bài so sánh dưới đây. 

1. Tường lửa phần cứng

Tường lửa phần cứng là thiết bị nằm giữa Internet và mạng máy tính nội bộ. Nhiệm vụ của tường lửa phần cứng là giám sát mọi dữ liệu và đường truyền ra vào hệ thống. Nếu phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, tường lửa phần cứng sẽ ngay lập tức chặn truy cập.

Một số thương hiệu tường lửa phần cứng tiêu biểu: FortinetCiscoSophosSonicWall….

Ưu điểm của tường lửa phần cứng

Nhược điểm của tường lửa phần cứng

2. Tường lửa phần mềm

Tường lửa phần mềm được cài đặt trên từng máy tính cá nhân. Tường lửa phần mềm kiểm tra tính an toàn của từng yêu cầu kết nối và cho phép đi vào hệ thống mạng nếu kết nối đó không tồn tại dấu hiệu nguy hiểm.

Một số thương hiệu tường lửa phần mềm tiêu biểu: GlassWireComodo FireWallZoneAlarm

Ưu điểm của tường lửa phần mềm

Nhược điểm của tường lửa phần mềm

3. Nên chọn tường lửa phần cứng hay tường lửa phần mềm?

Tùy vào quy mô và chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp với mình. Đối với doanh nghiệp sở hữu hệ thống mạng nhỏ, ít thiết bị; tường lửa phần mềm sẽ là lựa chọn phù hợp. Doanh nghiệp có thể tự cài đặt phần mềm cho từng máy tính và tùy chỉnh theo nhu cầu bảo mật.

Đối với doanh nghiệp có hệ thống mạng đồ sộ, phức tạp; tường lửa phần cứng sẽ là công cụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh mạng của doanh nghiệp. Với tốc độ ưu việt, tường lửa phần cứng có thể xử lý lưu lượng truy cập nhanh chóng.