Khi bắt đầu sử dụng máy chủ, các doanh nghiệp thường thuê máy chủ với dung lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên tùy vào những thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp sẽ cần mở rộng băng thông hoặc bổ sung các dịch vụ cần thiết. Khi hoạt động kinh doanh thay đổi, nhu cầu sử dụng tăng lên, nâng cấp ổ cứng máy chủ là điều thiết yếu mà doanh nghiệp cần làm.
Tìm hiểu ngay những điều doanh nghiệp cần chú ý khi nâng cấp máy chủ để máy chủ có thể hoạt động với hiệu suất tốt nhất.
1. Đảm bảo dữ liệu đã được backup thành công
Đây là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần làm khi nâng cấp ổ cứng máy chủ. Trường hợp máy chủ chưa được backup hoàn toàn, doanh nghiệp có khả năng bị mất dữ liệu vĩnh viễn. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đảm bảo an toàn dữ liệu phải là yếu tố được doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu.
2. Chú ý về Backup Image
Backup Image là việc bạn copy chính xác lại ổ đĩa của mình. Đây là một bước vô cùng quan trọng. Trong trường hợp máy chủ hoặc ổ đĩa ngừng hoạt động, bạn có thể sử dụng backup image để khôi phục lại toàn bộ dữ liệu trước đó.
Ngoài ra, để giảm downtime (thời gian chết), doanh nghiệp có thể chuyển toàn bộ dữ liệu từ máy chủ cũ sang một máy chủ mới ngay trong quá trình khôi phục dữ liệu. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật disk cloning chuyên nghiệp từ các nhà cung cấp như Acronis Inc. và StorageCraft Technology Corp để thực hiện quá trình này. Đặc biệt, các disk image không chỉ giúp bạn khôi phục dữ liệu nhanh chóng, chuyển dữ liệu giữa các máy chỉ dễ dàng mà còn giúp khởi tạo cấu hình phức tạp của máy chủ.
3. Không thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc
Tối thiểu hóa số lần khởi động máy chủ là điều được các chuyên gia CNTT chú trọng. Vì vậy rất nhiều người cho rằng nên thực hiện các thao tác nâng cấp trong cùng một lần để không phải restart máy chủ quá nhiều lần.
Nhưng trên thực tế, để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi thao tác nâng cấp máy chủ nên được thực hiện riêng rẽ. Khi quá nhiều thao tác được thực hiện đồng thời, nó không chỉ khiến việc nâng cấp máy chủ, tìm lỗi và khắc phục trở nên khó khăn mà còn có thể dẫn tới tác dụng ngược.
4. Kiểm tra hiệu suất sau nâng cấp
Đừng chủ quan khi thấy máy chủ hoạt động bình thường sau khi nâng cấp phần cứng. Bạn cần kiểm tra file ghi, thông tin backup, báo cáo lỗi, đảm bảo rằng tất cả đã đạt yêu cầu.
Ngoài ra để tối ưu hiệu suất hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện theo yêu cầu điều chỉnh phần mềm liên quan tới bất kỳ nâng cấp nào. Sau nâng cấp, bạn có thể sử dụng các phần mềm, công cụ ngoài để kiểm tra hiệu suất và độ ổn định của máy chủ.
5. Cập nhật tài liệu
Duy trì các file bản ghi cho các máy chủ là điều mà bạn nên thực hiện. Những thông tin như thành phần vừa được nâng cấp, nhà sản xuất, hãng, thông tin về bảo hành máy chủ và hỗ trợ sau nâng cấp cần được cập nhật để thuận tiện cho quá trình tìm hiểu nguyên nhân, sửa chữa lỗi sau này.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TOÁN VIỄN THÔNG VIETTELCO
Dịch vụ thuê máy chủ | Dịch vụ thuê cloud server |
Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ | Dịch vụ thuê tủ rack |