Vừa cài lại Win cho máy, hoặc bạn đang băn khoăn, không biết nên cài những phần mềm nào cho máy tính của mình để có thể sử dụng tốt nhất. bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp lại những phần mềm cần thiết cho máy tính để bạn tham khảo, cài đặt vào máy sử dụng thuận tiện hơn. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Trình duyệt web:

Đây là ứng dụng buộc phải có, không ai có thể sử dụng máy tính mà không có một trình duyệt Internet. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trình duyệt web cho bạn lựa chọn. Bạn hãy tải về trình duyệt web nào mình yêu thích và quen sử dụng để sử dụng được thuận tiện hơn cho phù hợp với nhu cầu. tả bản mới nhất của các trình duyệt này đang được cung cấp tới người dùng hoàn toàn miễn phí.

trình duyệt Cốc Cốc.

– Google Chrome.

– Mozilla Firefox.

– Internet Explorer.

2. phần mềm giải nén (WinRAR):

Mặc dù Windows cũng cung cấp một công cụ nén cơ bản mà có thể đọc, nén và giải nén các tập tin, tuy nhiên nó không đủ khả năng để đáp ứng đủ nhu cầu trong thế giới công nghệ ngày nay, nơi có rất nhiều định dạng nén khác nhau.Trong khi WinRAR là phần mềm nén tốt nhất nhưng bạn phải bỏ ra một khoản chi phí thì bên cạnh đó một số phần mềm miễn phí như 7-Zip hoặc Haozip có tính năng tương tự và hoàn toàn miễn phí.

– Zip

WinRAR

WinZip

3. Phần mềm Chat, gọi điện, nhắn tin miễn phí:

Chat chit, giao tiếp, hay những phần mềm giúp người dùng có thể tương tác, trò chuyện với những người khác cũng là một phần quan trọng không hề kém. Trước đây có thể nhắc tới Yahoo, nhưng giờ đây, những ứng dụng nhắn tin miễn phí, gọi điện miễn phí với hàng loạt tính năng cực hay và hấp dẫn cùng sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của Facebook, hay Facebook Messenger đã đánh bật kè tiên phong kia và chiếm lĩnh thị trường này tại Việt Nam.

– Zalo.

– Skype.

– Viber.

4. Phần mềm Driver:

Sau khi tiến hành cài đặt Windows xong xuôi, bạn hãy cài đặt 1 trong 3 phần mềm dưới đây để tự động dò tìm và cài đặt driver còn thiếu vào máy tính cho bạn. ví dụ như các loại card lắp trên máy của bạn đều cần sử dụng Driver, nếu bạn không tự cập nhập hay cài đặt Driver thì các phần mềm dưới đây sẽ giúp bạn tìm chúng.

DriverEasy (Dùng thử).

3DP Chip (Miễn phí).

IObit Driver Booster PRO (Mất phí).

5. Phần mềm diệt Virus:

Với thời đại bùng nổ Internet như hiện nay thì có rất nhiều mối nguy hiểm đang từng giây từng phút “rình rập” chúng ta, chúng có thể phá hủy hệ thống của bạn bất cứ lúc nào, nên sau khi cài đặt hệ điều hành xong bạn phải tiến hành cài đặt phần mềm diệt virus luôn để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Các bạn có thể tham khảo một số phần mềm diệt virus sau:

Avira Free Antivirus (Miễn phí).

Kaspersky Anti-Virus (Dùng thử).

Bkav Pro Internet Security (Mất phí).

Có rất nhiều phần mềm dạng này đang tràn lan trên thị trường. Thường thì tâm lý người dùng sẽ suy nghĩ theo lối mòn, đồ mất tiền bao giờ cũng tốt. Tuy nhiên, với các phần mềm diệt Virus hiện nay, những phần mềm diệt virus dùng thử hoặc miễn phí cũng tốt và hiệu quả không kém bất kỳ phần mềm mất phí nào.

6. Phần mềm gõ Tiếng Việt:

Bộ gõ tiếng Việt cũng là trợ thủ không thể thiếu cho người dùng trong quá trình sử dụng máy tính. Không chỉ soạn thảo văn bản, chat, trò chuyện, mà còn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng một cách chính xác, nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy trên thị trường hiện nay có khá nhiều bộ gõ tiếng Việt tốt, nhưng người dùng không nên lam dụng, chỉ nên, cần sử dụng một công cụ duy nhất để đảm bảo hiệu quả và tránh xung đột, xảy ra lỗi.

Các bộ gõ tiếng Việt này cũng được cung cấp hoàn toàn miễn phí ở trên web.

Unikey

Vietkey

GoTiengViet

Unikey – Bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất.

7. Phần mềm Office (phần mềm văn phòng):

Bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office cung cấp rất nhiều tiện ích hữu ích phục vụ cho công việc văn phòng như Microsoft Word (hỗ trợ soạn thảo văn bản), Microsoft Excel (hỗ trợ tạo bảng tính), Microsoft PowerPoint (tạo các bài thuyết trình chất lượng cao), Microsoft Outlook (quản lý Email hiệu quả), Microsoft Access (tạo cơ sở dữ liệu cho web), Microsoft OneNote (hỗ trợ hợp tác đa người dùng và các dự án).

Ngoài ra, còn tích hợp rất nhiều ứng dụng sẵn có trong hệ thống như: Office SharePoint, Exchange, Office Groove 2007, Form Server và Office InfoPath, Project & Visio, PerformancePoint Server… Bạn có thể tải về bộ công cụ văn phòng sau đây:

Microsoft Office (Miễn phí).

Microsoft Office 2007 (Dùng thử)

Office 2016 (Dùng thử).

8. Phần mềm dọn dẹp máy tính, tăng tốc máy tính:

Dọn dẹp và tối ưu hóa hệ thống sẽ giúp máy tính chạy nhanh và mượt hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi sử dụng máy tính một thời gian bạn nên dọn dẹp file rác, xóa bộ nhớ cache, chống phân mảnh ổ cứng để tối ưu hóa máy tính. Bạn có thể tham khảo một số phần mềm dưới đây để dọn dẹp máy tính hiệu quả hơn:

CCleaner (Miễn phí).

TuneUp Utilities (Dùng thử).

AtomicCleaner (Miễn phí).

9. Trình chỉnh sửa hình ảnh:

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khi các thiết bị di động hiện đại, những chiếc smartphone được thiết kế không khác gì một máy tính mini, việc người dùng có sở thích chụp ảnh, tự sướng, rồi sử dụng một số công cụ chỉnh sửa ảnh phổ biến hiện nay để “tút” rồi tung chúng lên mạng xã hội Facebook, hay Zalo, Viber… cũng là điều không quá lạ lùng.

Adobe Photoshop CS6 (Dùng thử).

PhotoScape (Miễn phí).

Paint.NET (Miễn phí).

10. Phần mềm hỗ trợ đọc file PDF:

Để đọc được sách điện tử trên máy tính thì bạn cần cài đặt phần mềm hỗ trợ đọc file PDF. Sau đây, Viettelco sẽ giới thiệu tới bạn đọc 2 phần mềm đọc file PDF tốt nhất cho bạn lựa chọn để đọc, tạo, ký hay thêm chú thích cho tài liệu PDF cũng như hoàn tất các mẫu đơn PDF.

Cùng với văn bản Word, PDF hiện nay cũng là một trong những định dạng file được nhiều người lựa chọn sử dụng vì sự thuận tiện của nó. PDF có thể hỗ trợ người dùng dạng văn bản thô và phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều những hiệu ứng khác.

Adobe Reader (Miễn phí).

Foxit Reader (Miễn phí).

Foxit PDF Editor (Dùng thử).

 Adobe Reader – Hỗ trợ đọc file PDF dễ dàng.