Một nhóm nhà nghiên cứu từ các trường đại học Monash, Swinburne và RMIT (Úc) tuyên bố đã thử nghiệm thành công và ghi lại tốc độ dữ liệu lên tới 44,2 Terabit trên giây bằng cách sử dụng một chip quang duy nhất được gọi là micro-comb.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho thấy tốc độ dữ liệu đạt được có khả năng hỗ trợ kết nối Internet tốc độ cao của 1,8 triệu hộ gia đình ở Melbourne và người dùng có thể tải xuống 1.000 bộ phim chất lượng HD trong vài giây.

Úc sử dụng chip quang để đạt tốc độ dữ liệu kỷ lục lên tới 44 Tbps

Theo các nhà nghiên cứu, micro-comb được quảng cáo là thiết bị nhỏ hơn và nhẹ hơn phần cứng viễn thông hiện tại, đã được sử dụng để thay thế 80 tia laser hồng ngoại và thử nghiệm tải trong cơ sở hạ tầng được sử dụng bởi mạng băng rộng quốc gia.
Họ đã làm điều này bằng cách đặt chip quang micro-comb trong 76,6 km sợi quang chưa được sử dụng lắp đặt giữa khuôn viên thành phố Melbourne của Trường Đại học RMIT và khuôn viên Clayton của Đại học Monash. Thiết bị micro-comb được sử dụng để mô phỏng cầu vồng laser hồng ngoại sao cho mỗi tia laser có khả năng được sử dụng như một kênh liên lạc riêng biệt.
Để mô phỏng việc sử dụng Internet tốc độ tối đa trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã gửi dữ liệu tối đa qua mỗi kênh trên 4THz băng thông.
Bill Corcoran, đồng tác giả của nghiên cứu và giảng viên về kỹ thuật hệ thống điện và máy tính tại Đại học Monash cho biết: “Những nghiên cứu mô phỏng khả năng của các sợi quang chúng tôi đã có trong lòng đất, nhờ vào dự án mạng băng rộng quốc gia (NBN), là xương sống của các mạng truyền thông hiện tại và trong tương lai. Chúng tôi đã phát triển một thứ có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Dữ liệu này có thể được sử dụng cho xe tự lái và giao thông, đồng thời giúp ích cho y học, giáo dục, tài chính và các ngành công nghiệp thương mại điện tử”.
Trong khi đó, Arnan Mitchell đến từ Đại học RMIT cho hay, tham vọng trong tương lai của dự án là tăng quy mô các máy phát hiện tại từ hàng trăm gigabyte mỗi giây lên hàng chục terabyte mỗi giây mà không tăng kích thước, trọng lượng hoặc chi phí.
“Về lâu dài, chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra các chip quang tử tích hợp có thể cho phép đạt được tốc độ dữ liệu này trên các liên kết sợi quang hiện tại với chi phí tối thiểu. Ban đầu, chúng sẽ hấp dẫn đối với truyền thông tốc độ cực cao giữa các trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, chúng tôi có thể tưởng tượng công nghệ này về sau sẽ có chi phí thấp và nhỏ gọn để có thể triển khai cho mục đích thương mại của công chúng tại các thành phố trên toàn thế giới”, ông Arnan Mitchell nói thêm.

Theo Zdnet

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments